Công trình hiện đại ngày nay thường sử dụng bạt HDPE để chống thấm nước cho diện tích lớn. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: nuôi thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi,… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bạt HDPE nhé!
Contents
Tổng quan về bạt chống thấm HDPE
Bạt HDPE là một vật liệu có cấu tạo từ những hạt nhựa cao nguyên sinh PE, cacbon, chất ổn định nhiệt,… không độc hại và thân thiện với môi trường. Do đó, chúng được dùng để chống thấm trong thi công các công trình.
Để thuận tiện khi sử dụng cho nhiều công trình khác nhau, bạt HDPE được sản xuất với nhiều kích cỡ như: bạt HDPE 0.3mm, 0.5mm, 1mm, 1.5mm, 2mm, 3mm,… Tùy vào kích thước và độ dày mà sản phẩm có giá thành cũng như chức năng riêng biệt.

Những ưu điểm của màng chống thấm HDPE
- Tính bền bỉ, kháng va chạm, chịu được sức kéo lớn.
- Thời gian sử dụng lâu hơn các loại bạt khác do cấu tạo từ hạt nhựa cao cấp, có khả năng kháng tia UV.
- Không gây hại cho môi trường, do trong bảng thành phần của bạt HDPE có nhiều phụ gia có tính trơ.
Một số ứng dụng của bạt chống thấm HDPE
- Chống thấm nước ở các công trình có nhiều giai đoạn mang tính liền kề như đổ bê tông, làm bể dựng biogas, làm móng cho nhà tắm, làm móng nhà vệ sinh công công.
- Lót đáy hồ và mái hồ nuôi thủy sản, để tránh những vi khuẩn và chất bẩn bị rò rỉ ra môi trường. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp dễ dàng thu hoạch nông sản hơn.
- Dùng che phủ trong các bãi rác công nghiệp, vì bạt HDPE có độ che phủ tốt và ngăn cách được mùi hôi, tanh của rác ra bên ngoài.
- Sử dụng trong các bể lắng, hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất công nghiệp, để ngăn chặn nước thải thấm ra bên ngoài.
- Dùng làm hồ chứa nước tưới tiêu cho các nông trường trồng trọt.

Các tiêu chuẩn khi sử dụng màng chống thấm HDPE
- Mặt bằng thi công phải thực hiện đúng dựa theo thiết kế trước đó trên bản vẽ của chủ đầu tư. Ngoài ra, mặt bằng phải sạch sẽ, khô ráo không bị đọng nước và bằng phẳng để tránh những vật nhọn như đá, vật kim loại làm rách bạt trong quá trình sử dụng.
- Căn chỉnh kích thước phải được tiến hành cùng lúc khi trải bạt và vệ sinh sạch sẽ sau khi quy trình căn chỉnh kết thúc.

Bảng giá của bạt chống thấm HDPE
Bạn có thể tham khảo bảng giá bạt chống thấm HDPE tháng 01/2023 dưới đây (mức giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo thời gian):
Sản phẩm | Giá (đồng) |
Màng chống thấm HDPE – HSE 0.25 | 9.300 – 13.500 |
Màng chống thấm HDPE – SE 0.3 | 11.000 – 14.000 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 0.3 | 11.500 – 15.500 |
Màng chống thấm HDPE – SE 0.5 | 19.000 – 23.000 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 0.5 | 19.500 – 25.500 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 0.75 | 29.500 – 35.500 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 1.0 | 40.000 – 46.000 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 1.5 | 60.000 – 70.000 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 2.0 | 80.000 – 95.000 |
Những lưu ý khi sử dụng bạt HDPE
Để sử dụng bạt hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tùy vào mục đích sử dụng của dự án mà chọn bạt có tuổi thọ thích hợp, tránh gây lãng phí cho dự án.
- Chọn bạt chống thấm có độ mịn cao, độ dai cao, khổ to rộng khoảng 7 – 8 m, vì đây là tiêu chuẩn chung của bạt chất lượng cao.
- Nên mua bạt tại các cơ sở uy tín và gần với công trình nhất, để đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Chọn địa chỉ mua bạt HDPE chất lượng tốt sẽ giúp thi công công tình một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc. Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại Phú An Nam chuyên cung cấp các loại bạt HDPE chất lượng cao đạt chứng nhận ISO 9001.
Bạt HDPE rất phổ biến trong các hoạt động trồng trọt, sản xuất, chăn nuôi. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đã có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho công trình của mình rồi.
More Stories
Xăng thơm là gì? Tất tần tật những điều cần biết về xăng thơm
Xút ăn da là gì? Ứng dụng của xút NaOH trong đời sống
Dịch vụ giặt thảm văn phòng tại TPHCM uy tín, giá tốt của A2Z